Hội thao Công đoàn T.Ư Đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đoàn viên
Và tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích về tinh thần và thể chất giúp tăng cường khả năng tình dục.Giá USD hôm nay 29.3.2024: Thị trường tự do đi xuống
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Uất ức từ một vụ tranh chấp
Với mục tiêu tăng sức cạnh tranh trong phân khúc xe tay ga cao cấp cho nữ giới và hướng tới đối tượng khách hàng thuộc thế hệ Gen Z trẻ trung… trung tuần tháng 9.2022, Yamaha Grande 2022 hoàn toàn mới chính thức tung ra thị trường Việt Nam.
Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội Trương Việt Dũng mới đây đã ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo kết luận, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân thủ đô là chủ trương đúng đắn. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Tổng Bí thư, của Thành ủy Hà Nội và là nhiệm vụ cần thiết triển khai ngay.Để rút ngắn thời gian nghiên cứu quy hoạch, lập đề xuất chủ trương đầu tư Dự án không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm; rút ngắn thời gian triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Hà Nội khẳng định sẽ tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành thành phố khẩn trương hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và các hộ dân nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch."Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố, UBND Q.Hoàn Kiếm để bàn bạc, thống nhất phương án, cách thức giải quyết, xử lý các công việc liên quan, đảm bảo nhịp nhàng với thời gian nhanh nhất…", văn bản nêu rõ.Ông Trần Sỹ Thanh phân công Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn chỉ đạo cụ thể, quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các nội dung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch; thực hiện dự án đầu tư không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.Ông Tuấn cũng được giao chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm thay thế, tái định cư, tạm cư; xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,7 km. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng... Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần.Giữa hồ Hoàn Kiếm có Tháp Rùa, là một công trình kiến trúc được coi là dấu ấn đặc trưng của hồ. Tháp Rùa được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1884 - 1886. Ngoài ra, tọa lạc trên đảo ngọc trong hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, là di tích văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, nơi thờ Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng được xếp vào hàng "Thánh" và cũng là nơi chứng kiến những buổi tập thủy chiến của quân đội Đại Việt…Hiện ở phía đông hồ Hoàn Kiếm là phố Đinh Tiên Hoàng, có chiều dài khoảng 900 m. Phố Đinh Tiên Hoàng khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như trụ sở UBND TP.Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân, vườn hoa Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, (nơi gặp nhau của các phố Lê Thái Tổ - Cầu Gỗ - Hàng Gai - Hàng Đào).
‘Bó tay’ xe bán tải dừng chờ đèn đỏ… giữa ngã tư
Theo Đài NBC News, lễ nhậm chức của các tổng thống tại Mỹ là một sự kiện trọng đại và hầu hết chi phí đều từ nguồn đóng góp cá nhân, còn ngân sách chi trả cho công tác an ninh.Trong khi khó ước tính chính xác chi phí của một buổi lễ nhậm chức, thông tin công khai về những khoản tài trợ cá nhân đã đủ để thể hiện quy mô của sự kiện. Lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào hôm nay 20.1 có chi phí cao nhất trong lịch sử Mỹ. Đội ngũ của ông đã nhận đóng góp hơn 200 triệu USD cho sự kiện này. Nổi bật trong số những bên đóng góp cho lễ tuyên thệ của ông Trump, ở mức 1 triệu USD có Boeing, Google, Hyundai, Microsoft, Amazon, Uber, Ford, Toyota Motor Bắc Mỹ, General Motors, Meta, Delta Airlines và nhiều cá nhân, tổ chức khác.Để so sánh, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã gây quỹ 62 triệu USD từ các tỉ phú và những tập đoàn như Lockheed Martin và Boeing cho lễ nhậm chức năm 2021. Sự kiện diễn ra với quy mô đám đông giới hạn do đại dịch Covid-19 và vụ người biểu tình xông vào Điện Capitol 2 tuần trước đó. Tại lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 vào năm 2017, ông Trump cũng lập kỷ lục về chi phí vào thời điểm đó với ước tính 106 triệu USD, trong đó khoản quyên góp lớn nhất là 5 triệu USD thuộc về ông trùm casino Sheldon Adelson.Vào năm 2013, lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của ông Barack Obama nhận được khoảng 43 triệu USD, còn lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 của ông vào năm 2009 nhận được khoảng 53 triệu USD. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush nhận đóng góp 40 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 1 vào năm 2001 và 42,3 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 2 vào năm 2005. Về phần mình, cựu Tổng thống Bill Clinton nhận khoảng 33 triệu USD cho lễ nhậm chức lần 2 vào năm 1997. Lễ nhậm chức lần 1 của ông vào năm 1993 đã nhận đóng góp hơn 2,5 triệu USD, bên cạnh 17 triệu USD tiền vay không lãi suất, được trả lại bằng tiền thu được từ việc bán đồ lưu niệm và doanh thu truyền hình.